Thực ra tôi thuộc trường phái làm content hay là cứ phải ra đơn, cho nên ba cái thuật ngữ lè nhè tỏ vẻ nguy hiểm không bao giờ tôi đụng đến. Vì vậy, lời nói đầu của tôi cũng chẳng có gì ngoại trừ lời cám ơn sâu sắc nhất đến những tài liệu tham khảo của các tác giả xuyên suốt hành trình này.
Khi bắt đầu đã chọn nhầm con đường xuống vực thẳm thì càng cố gắng sẽ chỉ tốn thời gian, tiền bạc và sức khỏe mà thôi. Làm content marketing cũng vậy, tư duy sai chỉ tạo ra những trang giấy vò nát ném vào sọt rác!
100% khách hàng nhìn vào content để quyết định có nên mua hay không. Vì vậy dù bạn có chạy quảng cáo, spam hay bất kì thủ thuật nào cũng không thể khiến người tiêu dùng chốt đơn nếu content chưa đạt. Đó là CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG giữa shop bán hàng kiểu rao vặt (không quan tâm content) và một shop thành công bền vững (xem content là vua). Ngoài ra không còn bí mật nào khác.
Giờ thì bạn đã biết content quyết định vận mệnh kinh doanh của mọi người, nhưng làm thế nào để tạo ra những content thành công? Chắc hẳn bạn cũng thử nhiều cách nhưng không đạt kết quả như mong đợi. Vấn đề không phải là bạn không có phương pháp. Bởi vì bạn đã có thể đọc nhiều cuốn sách về viết quảng cáo rồi hoặc cũng đã từng tham khảo nhiều cách viết trên internet, nhưng vẫn loay hoay. Vấn đề nằm ở tư duy chưa đúng. Hãy dùng một phút để chọn lựa:
– VIẾT ĐÚNG
– VIẾT HAY
Bây giờ hãy xem con đường tôi chọn trong hành trình content bạc tỉ:
Tôi tin rằng hầu hết mọi người chọn cách viết hay. Vì có thể họ nghĩ Viết Hay bao gồm toàn bộ các kỹ thuật điêu luyện của một copywriter. Tôi cũng gặp nhiều chủ doanh nghiệp và họ cũng thích chọn lựa người nào viết hay, người nào phải thật giỏi văn, phải sử dụng ngôn từ xuất sắc, bay bổng như những nhà thơ thực thụ. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp nếu người chủ doanh nghiệp ngồi đánh giá bài viết của nhân viên phụ trách viết bài rằng họ thường nhìn vào câu từ để đánh giá: Họ thường ý kiến rằng: “Anh thấy câu này chưa hay lắm, hoặc anh thấy đoạn này viết đọc chưa được xuôi tai lắm, đọc chưa súc tích lắm”. Thật trớ trêu thay nhân viên copywriter chỉnh sửa hoài mà không đáp ứng được ý của người sếp duyệt bài. Bạn biết vấn đề nằm ở đâu không? Điểm cốt yếu nằm ở chỗ tư duy của họ nghĩ rằng VIẾT HAY sẽ bán được sản phẩm, họ nghĩ rằng VIẾT THẬT HAY với nhiều ngôn từ cảm xúc sẽ giúp họ tăng doanh số. Tôi không đưa quan điểm điều này đúng hay sai. Nhưng tôi đề cập đến lối tư duy chọn cách VIẾT HAY. Khi bạn chọn cách VIẾT HAY bạn sẽ tập trung vào ngôn từ, bạn cũng đánh giá chất lượng hiệu quả bán hàng của bài viết thông qua câu chữ. Nhưng theo trải nghiệm của cá nhân tôi trong lĩnh vực viết nội dung thì khách hàng không thực sự mua sản phẩm của bạn vì bạn viết câu này hay quá. Họ cũng không sẵn sàng mua hàng vì bạn viết đoạn này súc tích quá. Họ không quyết định mua hàng vì những điều đó. Khách hàng chỉ mua hàng khi họ đọc và thấy những thông tin bạn đưa ra trong bài đạt được sự hợp lý. Khi người đọc thấy hợp lý, họ (tức khách hàng) sẽ thầm gật đầu, nếu bài viết của bạn giúp người đọc từ đầu bài cho đến cuối bài viết mà họ gật đầu nhiều lần thì khi họ đọc hết bài của bạn, họ sẽ nói bài viết này HAY một cách rất tự nhiên.
Bạn hãy nhớ lại xem bạn từng đọc những bài viết của những người nổi tiếng hoặc những phát biểu của những người lãnh đạo thành công mà bạn ngưỡng mộ, khi đọc các chia sẻ của họ bạn thường cảm thấy rất hay. Nếu đọc kỹ lại bạn sẽ nhận thấy họ sử dụng những từ ngữ cực kỳ đơn giản và dễ hiểu chứ không phải họ viết (hoặc nói) những câu từ bóng bẩy, mượt mà hay cao siêu nào cả. Vì bạn đọc thấy ĐÚNG và quá hợp lý nên bạn sẽ thấy HAY.
“VIẾT HAY dùng để giải trí cho người đọc, VIẾT ĐÚNG dùng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn”
Tư duy VIẾT ĐÚNG hay VIẾT HAY nó ảnh hưởng đến cách bạn đánh giá bài viết, cách bạn suy nghĩ khi viết và cuối cùng nó quyết định đến hiệu quả bài viết. Nên nhớ rằng bạn viết với mục đích là để bán được hàng chứ không phải viết để khách hàng đọc giải trí như một cuốn tiểu thuyết. Bạn rất hiểu rõ sản phẩm của bạn và chỉ cần VIẾT ĐÚNG những gì liên quan đến sản phẩm.
“Sao không chọn cả hai nhỉ?”. Tôi nghĩ bạn cũng có thể đang có suy nghĩ như vậy. Vừa VIẾT ĐÚNG và vừa VIẾT HAY nữa thì bài viết quảng cáo tuyệt vời quá rồi! Điều này tuyệt vời đấy! Nhưng nó giống như việc bạn có khả năng một tay vẽ hình tròn, một tay vẽ hình vuông vậy. Và bạn biết rồi đấy, để tập được như vậy đòi hỏi bạn phải khổ luyện một thời gian dài và dường như điều này đành cho nhóm người có năng khiếu sẵn. Tôi mong bạn đừng cố gắng làm khó bản thân mình mà nên chọn cách nào phù hợp nhất để viết đơn giản hơn.
Điều gì xảy ra nếu content bán thuốc trị hói đầu nhưng thực ra khách hàng lại cần thuốc chữa xương khớp? Content “hói đầu” của bạn viết vô cùng hoàn hảo, nhưng một khi đã nhắm sai chân dung khách hàng thì nó cũng lại là tờ giấy vụn.
Phân tích chân dung khách hàng là bước đầu tiên mỗi khi viết content cho bất kì sản phẩm nào, tại đây tôi sẽ cung cấp một số giải pháp chuyên sâu để bạn biết rõ phải điều chỉnh từ ngữ thế nào khiến người tiêu dùng chịu đọc hết content của bạn.
Nếu bạn nghĩ khách hàng là người thế này, thế kia thì khả năng là…bạn nhầm to rồi đấy!
“Sếp ơi, khách hàng mà mẫu sơ mi lụa tơ tằm mới của chúng ta hướng đến sẽ là những ai ạ? Đương nhiên là tất cả mọi người rồi. Kể cả đàn ông, vì chị em phụ nữ muốn thì cánh đàn ông họ cũng mua tặng mà”
Có phải bạn nghe người sếp này nói rất có lý đúng không? Chúng ta cùng đọc truyện ngắn sau nhé:
Một giáo quan của Học viện Quân sự Hoa Kỳ đã hỏi lứa học viên mới nhập học rằng: “Khả năng quan trọng nhất của một người chỉ huy là gì?”
Một học viên giơ ta nói: “Khả năng trao đổi ạ!”
Một học tiên khác sốt sắng cướp lời: “Sức hút của người đó ạ!”
Giáo quan: “Sai rồi!”
Cả lớp im phăng phắc, giáo quan nói một cách rất nghiêm túc: “Nhìn rõ đâu mới thật sự là chiến trường!” !
Khả năng quan trọng nhất khi viết content chính là xác định đúng đối tượng mà content cần hướng đến. Content của chúng ta cũng giống như một viện “kẹo đồng”, phải ngắm chuẩn mục tiêu thì xác suất bắn trúng mới cao. Đối tượng content cần hướng đến, nói đơn giản chính là sản phẩm của chúng ta sẽ bán cho ai, và content viết cho ai đọc. Chỉ có xác định trước đối tượng cần trao đổi thì bạn mới biết nên dùng cách gì để trao đổi với họ, và biết nên nói gì với họ. Các nhà sản xuất luôn cho rằng sản phẩm của mình có thể bán cho tất cả mọi người, nhưng khi bạn xem tất cả mọi người đều là đối tượng mà content cần hướng đến thì “chân dung người tiêu dùng” sẽ rất mơ hồ, và trái lại, bạn sẽ càng không biết mình cần và nên nói gì với họ. Nếu một sản phẩm được sản xuất dành cho tất cả mọi người thì điều này cũng phản ánh được một khía cạnh khác của sản phẩm là: tiêu chuẩn về nhu cầu mà người tiêu dùng đặt ra cho sản phẩm này là tiêu chuẩn thấp nhất, thông thường những sản phẩm như vậy đều rất đơn giản, hơn nữa cũng không có đặc điểm gì nổi bật.
NHẤN MẠNH: Bạn không phải tiền, không thể nào khiến tế mọi người đều thích bạn. Xác định đúng đối tượng content cần hướng đến là điều rất quan trọng
Trước khi viết content, phải xác định rõ đối tượng tiêu dùng mà chúng ta hướng đến là những ai, như vậy hướng đi của content mới chuẩn xác hơn, và càng dễ kích thích nhu cầu mua sắm của đối tượng tiêu dùng mà chúng ta hướng đến. Thật ra, đối với các sản phẩm khác nhau nhưng thuộc cùng một thương hiệu, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng đối với chúng cũng khác nhau, và tất nhiên content cho từng sản phẩm cũng sẽ có điểm khác biệt. Chúng ta có thể nhờ vào Bảng công cụ xác định đối tượng cho content để tìm ra đối tượng tiêu dùng mà chúng ta cần nghiên cứu:
Thương hiệu BUICK! (Đây là một thương hiệu thuộc hãng General Motors Corporation của Mỹ, là hãng sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới sau Toyota năm 2008. Xe hơi Buick được bán ở Mỹ, Canada và Trung Quốc) có không ít dòng xe, những dòng xe khác nhau sẽ dành cho những đối tượng tiêu dùng khác nhau, và trọng tâm khi viết content cũng sẽ không giống nhau. Chúng ta cùng xem, nhắm đến những đối tượng tiêu dùng khác nhau thì họ đã viết content cho từng dòng xe ra sao.Chúng ta sẽ tiến hành phác họa chân dung của người tiêu dùng dựa trên sáu phương diện sau:
1. Đặc điểm của người tiêu dùng:
Tìm hiểu rõ những đặc trưng cơ bản của người tiêu dùng, ví dụ như giới tính, độ tuổi, khu vực, trình độ học vấn, nghê nghiệp, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân… những nội dung này sẽ quyết định mức chi tiêu của người tiêu dùng và cả mức độ nhạy cảm của họ đối với sản phẩm.
2. Sở thích của người tiêu dùng:
Tìm hiểu rõ sở thích của người tiêu dùng, họ thích làm gì, thích mua sắm ở đâu, thường hay xem sản phẩm ở các website nào, dùng những app gì, bao gồm cả giá trị quan của họ, ví dụ họ đề cao điều gì, và bài xích điều gì; những điều kể trên sẽ quyết định quảng cáo của chúng ta nên xuất hiện ở nơi nào mới để khiến họ nhìn thấy, và chúng ta nên nói những gì mới để thu hút họ hưởng ứng.
3. Nhu cầu cần được đáp ứng:
Sản phẩm hoặc thương hiệu của chúng ta có thể giải quyết những nhu cầu nào của người tiêu dùng? Ví dụ, một chiếc smartphone có camera với độ phân giải cao sẽ đáp ứng được nhu cầu muốn chụp ảnh độ nét cao của người dùng.
4. Quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm:
Thông thường tần suất sử dụng và mua loại sản phẩm này của người tiêu dùng là bao nhiêu? Nhu cầu mua sắm của những người chưa từng mua loại sản phẩm này và những người đã từng mua chắc chắn sẽ khác nhau, và nội dung được thể hiện trong content của chúng ta cũng chắc chắc sẽ khác nhau. Với những người chưa từng mua loại sản phẩm này thì content của chúng ta sẽ tập trung vào việc giới thiệu, cần giới thiệu cho họ biết đây là loại sản phẩm gì, có thể giải quyết những vấn đề nào, tại sao nên mua sản phẩm của chúng ta. Nhưng với những người đã mua thường xuyên, thì chúng ta sẽ phải suy xét xem đối với họ sản phẩm của chúng ta có khác biệt gì với các sản phẩm cùng loại khác? Trong hàng loạt sản phẩm tương tự nhau như thế thì họ đã dựa trên tiêu chí nào để chọn mua sản phẩm của chúng ta.
5. Quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu:
Tần suất người tiêu dùng sử dụng và mua sản phẩm thuộc thương hiệu của chúng ta là nhiều hay ít. Hoặc giả họ chưa từng sử dụng mà chỉ là từng nghe đến thương hiệu của chúng ta thôi, hoặc họ đã là những khách hàng trung thành của chúng ta. Quan hệ giữa họ và thương hiệu sẽ quyết định quảng cáo của chúng tạ có cần tập trung làm nổi bật thương hiệu hay không. Nếu họ chưa biết đến thương hiệu của chúng ta thì content cần phải cân nhắc đến việc làm thế nào để họ tin tưởng thương hiệu của chúng ta. Còn nếu đã khá quen thuộc với thương hiệu rồi, thì content sẽ tập trung vào những vấn đề khác.
6. Ấn tượng của người tiêu dùng về quảng cáo của chúng ta:
Họ có từng xem qua quảng cáo của chúng ta không? Ấn tượng của họ về quảng cáo của chúng ta như thế nào? Ấn tượng của họ liệu có phải là hiệu quả mà chúng ta mong muốn đạt được hay không? Có cần đổi mới ấn tượng trước đây của họ về quảng cáo hay không? Những vấn đề này chúng ta đều phải suy nghĩ đến.
“Đặc điểm của người tiêu dùng, sở thích của người tiêu dùng”, hai nội dung này chủ yếu là tiến hành mô tả đặc tính cơ bản của người tiêu dùng, nó sẽ giúp chúng ta tìm ra cách thức trao đổi với đối tượng mà content cần hướng đến. “Nhu cầu cần được đáp ứng, quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm, quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu, ấn tượng của người tiêu dùng về quảng cáo của chúng ta” những nội dung này sẽ giúp chúng ta tìm thấy mối quan hệ giữa thương hiệu và đối tượng content cần hướng đến. Sau khi bạn giải quyết xong những vấn đề này thì chân dung của đối tượng tiêu dùng sẽ rõ nét hơn, và sau đó sẽ dần dần hình thành được mạch triển khai nội dung của content: phải nói những nội dung gì, nói với cách thức ra sao, nói ở đâu.
Tôi muốn thông qua ví dụ sau đây để giúp mọi người nhanh chóng hình dung và nắm bắt được kỹ năng này: Làm thế nào kết hợp đặc điểm của một dòng xe hơi với đối tượng tiêu dùng của nó để tìm ra trọng tâm cho content. Làm thế nào để tìm ra trọng tâm cho content của một dòng xe hơi thông qua việc tìm hiểu đối tượng tiêu dùng mà dòng xe này hướng đến?
Đầu tiên là dòng Buick Envision, đây là một chiếc SUV đa dụng kích cỡ tầm trung, mức giá khoảng 700-1 tỉ VNĐ, ai sẽ là người mua loại xe này? Hiển nhiên không phải là nhưng bạn trẻ vừa mới tốt nghiệp và đi lam, vì chung quy đây là một mức giá khá cao. Đối với đối tượng tiêu dùng của dòng xe này, chúng ta có thể làm một bảng phân tích chi tiết như bên dưới.
Bên cạnh đó, lúc Envision được tung ra thì trên thị trường trường đã có rất nhiều dòng xe tương tự, trong đó có dòng xe Tiguan thuộc hãng Shanghai Dazong đang rất được lòng người tiêu dùng, số lượng bán ra mỗi tháng đều lên đến hàng chục nghìn chiếc, với tình hình này Envison nên làm thế nào mới có thể đấy mạnh tiêu thụ?
Trước tiên, hãy cùng xem bảng phân tích đối tượng tiêu dùng đưới đây:
Content quảng cáo trên đài truyền hình vào năm 2017:Dựa trên đặc điểm sản phẩm và đặc điểm của đối tượng tiêu dùng, sau cùng Envison lựa chọn từ khóa “Lớn mạnh” làm từ khóa đại diện cho dòng xe này. Họ tuyên truyền rằng mình “Giá cả tương đương, mua được chiếc xe với tính năng tốt hơn”, họ luôn nhắm vào đối tượng khách hàng thành đạt, tầng lớp trung lưu và những người luôn nỗ lực phấn đấu. Từ năm 2017 đến 2018, quảng cáo của Envison đều phát triển xoay quanh từ khóa “Lớn mạnh”:
– Phải đi đến bước nào mới được xem là lớn mạnh?
– Khi tất cả những cố gắng, chỉ có thể thay đổi được đổi chút, bạn vẫn sẽ kiên trì chứ?
– Một người chưa từng chất vấn chính mình, sẽ không thể nào hiểu được lớn mạnh là gì,
– Lớn mạnh, là những đấu tranh vùng vẫy tường chừng như chẳng đáng nhắc đến.
– Là nỗi sợ hãi bẩm sinh đôi với những điều không hoàn mỹ,
– Là luôn luôn hoài nghi về giới hạn,
– Lớn mạnh thật sự là cố chấp, là phản nghịch, là dục vọng, là dốc hết toàn lực để thay đổi từng milimét.
Content quảng cáo trên truyền hình năm 2018:
– Không một ai nghe thấy, tiếng tim đập dồn dập trong một giây trước khi bạn bước lên sân khấu.
– Không một ai nhìn thấy, để có được một sự khẳng định đơn giản, bạn đã phải thầm phủ nhận bản thân mình bao nhiêu lần.
– Con người dù có lớn mạnh đến mấy rối cũng sẽ bị vượt mặt, mỗi một giây chìm trong khoan khoái đều tràn ngập nguy hiểm.
– Hãy bước ra ngoài. Ở nơi tối tăm sâu thẳm, tìm kiếm nguồn sáng mới.
– Trong lúc đọ sức với chính bản thân mình, hãy nắm lấy sức mạnh tiến về phía trước.
– Ánh mắt kiên định của bạn sẽ giẫm nát những điều bất định dưới chân.
– Lớn mạnh không có giới hạn,
– Nó chỉ tồn tại trên con đường luôn luôn tiến về phía trước của bạn.
– Lớn mạnh, là khi bạn cảm thấy mình vẫn chưa đủ lớn mạnh!
Dòng xe Buick Envision đề cao tinh thần phấn đấu, rất phù hợp với giá trị quan của đối tượng tiêu dùng, và cũng để thu hút được sự hưởng ứng của họ. Hơn nữa con đường để tuyên truyền quảng cáo chính là những website và app mà họ hay lui tới. Envision thông qua việc quảng cáo trên các website tin tức, website âm nhạc, website du lịch, website tài chính, website ô tô… mà số lượt đăng ký chạy thử của dòng xe Envision này trong suốt bảy mươi ngày quảng cáo đã tương đương với tổng số lượt chạy thử của các dòng xe Buick khác trong vòng một tháng. Kết quả không đến mười ngày, trong tháng đầu tiên Envison ra mắt thị trường đã bán được 2.900 chiếc, đến tháng thứ ba thì đã vượt mức chục nghìn chiếc. Dòng xe Envision với số lượng tiêu thụ trong một tháng đạt trên chục nghìn chiếc đã tạo nên kỷ lục trong tình thế đang cạnh tranh khốc liệt của thị trường xe SUV kích cỡ tầm trung. Ra mắt gần sáu tháng, số lượng bán ra ngót nghét năm mươi nghìn chiếc, vững vàng chiếm cứ vị trí “đế vương” của thị trường xe SUV.
Cùng thuộc hãng Buick, nhưng đối tượng tiêu dụng mà dòng xe SUV Ankara hướng đến không giống với dòng Envision, và content của nó tất nhiên cũng khác, Ankara là dòng xe SUV cỡ nhỏ, mức giá thấp hơn Envision khoảng 230 triệu, độ tuổi của đối tượng tiêu dùng mà nó hướng đến cũng nhỏ hơn của Envision, Ankara ra mắt thị trường vào năm 2012, đối tượng tiêu dùng của nó được xác định là nhưng người thuộc thế hệ 8X. Dựa trên đặc trưng của dòng xe SUV, có thể suy luận ra đối tượng tiêu dùng của nó như sau:
“Đường thẳng nổi giữa hai điểm là khoảng cách ngắn nhất của hai điểm ấy, lề đường cũng không ngăn được tôi”Slogan quảng cáo hướng đến thế hệ 8X của Ankara là “Tuổi trẻ là đi SUV”, trên thực tế nội bộ của hãng xe này từng tiến hành thảo luận nên lấy slogan “Tuổi trẻ là đi Ankara” hay “Tuổi trẻ là đi SUV”, rốt cuộc nói thế nào sẽ hay hơn. Ban đầu họ từng lo lắng nếu lấy câu “Tuổi trẻ là đi SUV” mà tuyên truyền không đúng cách thì chính là đang quảng cáo giúp luôn đối thủ, nhưng sau nhiều lần thảo luận thì họ vẫn chọn slogan này, SUV không chỉ đại diện cho một thị trường xe hơi, mà nó cũng định hình cho tính chất dòng xe này là “SUV của giới trẻ”. Đồng thời, SUV cũng ẩn chứa những đặc trưng của giới trẻ như khám phá dũng khí, tự do, kích thích.
Trong video quảng cáo của dòng xe Ankara thông qua 6 đoạn lồng tiếng của 6 khách mời thuộc thế hệ 8X, Ankara đã truyền tải được tinh thần của sản phẩm, điều này đã kêu gọi được sự hưởng ứng của giới trẻ. Ví dụ:
“Hướng đi phía trước do tôi quyết định, đi theo người khác nữa à, miễn đi”
“Điều hạnh phúc nhật của thế hệ chúng ta là bạn muốn theo đuổi tự do, và bạn có khả năng để theo đuổi tự do”.
Đoạn video quảng cáo này hoàn toàn không phát sóng trên truyền hình, và Ankara cũng là dòng xe duy nhất thuộc hãng Buick không phát sóng quảng cáo trên truyền hình. Tất cả các quảng cáo của dòng xe này đều được phát trên các website, rạp chiếu phim mà giới trẻ thường hay lui tới, và thậm chí để quảng bá sản phẩm hãng còn liên kết với chương trình thực tế “Nói đi là đi, chúng tôi yêu du lịch”. Đối tượng tiêu dùng mà sản phẩm hướng đến xuất hiện ở đâu, quảng cáo sẽ xuất hiện ở đấy.
“Mục đích của tiêu đề là khiến khách hàng phải đọc tiếp nội dung bên trong. Cho nên bạn viết hay cỡ mấy mà không có một tiêu đề khiến độc giả phải ngừng lại thì cũng vứt!”
Khách hàng LUÔN ĐỌC tiêu đề, cho nên TIÊU ĐỀ cần phải có sự toan tính bán hàng một cách khéo léo, nghệ thuật. Tại sao có những tiêu đề mang lại hiệu quả rất cao, còn những tiêu đề khác lại chẳng thu hút mấy. Bởi vì bạn thích đặt tiêu đề theo cảm hứng, đặt bút xuống là “ậm ờ…;thì…; rồi chợt lóe lên ý này hay quá…rồi cứ thế phang”. Tôi trước đây cũng giống như bạn, cũng đặt tiêu đề theo cảm hứng, cũng nghĩ hoài chẳng ra được tiêu đề nào ăn ý và cũng không biết nghĩ sao để viết ra thật nhanh các tiêu đề. Đôi lúc tiêu đề thọt ra trong nhà vệ sinh, trên đường đến nơi làm việc hay nghe một bản nhạc nào đó. Nhưng tôi không muốn bị phụ thuộc vào cảm hứng để viết tiêu đề hay cả một content, bởi lúc không có cảm hứng thì ai trả tiền nuôi mình!
Xin nhắc lại, bạn có viết nội dung hay cỡ mấy mà không có một tiêu đề khiến khách hàng đọc tiếp thì cũng vô dụng. Sau đây là các công thức viết tiêu đề mà tôi sưu tầm được, đã nghiệm qua hiệu quả của nó:
Nhiều người cho rằng “Tiêu đề chỉ mang một chức năng THU HÚT thôi”. Suy nghĩ này không sai nhưng thật sự chưa đầy đủ. Nếu bạn nghĩ rằng tiêu đề chỉ mang tính thu hút thôi thì bạn sẽ nghĩ đủ cách để làm sao cho nó thật “kêu”, càng khiến mọi người chú ý càng tốt. Dẫn đến bạn “giật tít” bất chấp theo kiểu làm báo. Bạn cần hiểu rõ rằng báo “giật tít” vì họ muốn càng nhiều người đọc càng tốt, họ bán quảng cáo cho các doanh nghiệp trên các tờ báo đó. Còn đối với content bán hàng, bạn phải nhận ra rằng không có một sản phẩm nào dành cho tất cả mọi người cả. Bạn cần phải tập trung thu hút đúng nhóm khác hàng mục tiêu thay vì phục vụ tất cả. Có câu: “Nếu khách hàng của bạn là tất cả mọi người thì thực ra chẳng có ai cả”.
Nếu bạn đang viết content cho thuốc trị rụng tóc thì không có lý do gì bạn phải nỗ lực thu hút những người không bị rụng tóc cả. Nếu bạn viết content cho sản phẩm trị nám da thì bạn thu hút những người không bị nám da cũng chẳng có lợi gì.
04 TIÊU CHÍ ĐỂ TẠO NÊN MỘT TIÊU ĐỀ HIỆU QUẢ: TỪ NGỮ THU HÚT + GIẢI PHÁP KHÁCH HÀNG CẦN + VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG + NGÀNH HÀNG/ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
1. Các từ ngữ tạo sự thu hút:
– Nhóm từ tạo nên sự mới mẻ: Chào mừng, Độc nhất, Công bố, Đột phá, Kinh ngạc, Thú vị, Ngạc nhiên…
– Nhóm từ nói về sự độc quyền: Độc quyền, Bí mật, Ẩn số, Chân lý, Cám dỗ, Nghiêm cấm, Không bao giờ, Tiết lộ/Bật mí, Dành riêng cho, Giới hạn…
– Nhóm từ nói về sự cấp thiết: Ngay bây giờ, Khám phá, Mới, Kết quả, Chỉ, Trực tiếp, Gấp rút, Nhanh chóng, Không thể trì hoãn…
– Nhóm từ nói về sự trấn an: Có thể, Đảm bảo, Chứng minh, Dễ dàng, Chăm sóc, Đơn giản, An toàn, Trọn đời…
– Nhóm từ khơi dậy cảm xúc: Gia đình, Tình yêu, Hãy tưởng tượng, Trẻ em, Thiên đường, Giấc mơ, Sức khỏe…
– Nhóm từ tạo sự tiết kiệm: Tiền, Giá rẻ, Nhận được, Miễn phí, Giảm/Hạ giá, Món hời, Tặng thưởng, Chiết khấu, Thấp nhất…
– Nhóm từ khơi gợi nỗi đau: Thất bại, Sợ hãi, Lười biếng, Nhục nhã, Cô đơn, Bị từ chối, Căng thẳng, Ngu ngốc, Cảm thấy tội lỗi, Ghét…
2. Giải pháp khách hàng cần
Tùy vào sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp mà các giải pháp lại khác nhau.
Ví dụ: Người bị bệnh trĩ thì giải pháp họ cần là cách để trị triệt để bệnh trĩ; Người hói đầu thì giải pháp họ cần là cách nào hết hói đầu…
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu thị trường để hiểu được khách hàng đang tìm kiếm giải pháp nào, tôi thường sử dụng công cụ gợi ý của Google:
Thay vì giải pháp đơn giản là “trị hói đầu” thì giờ đây bạn có thể tạo một tiêu đề với cụm từ “trị hói đầu bằng hành tây”, hoặc “trị hói đầu di truyền”. Càng chi tiết càng dễ chạm tới cảm xúc của độc giả.
3. Vấn đề của khách hàng
Đa số mọi người vẫn nhầm lẫn giữa “giải pháp của khách hàng” và “vấn đề của khách hàng”. Vấn đề của khách hàng thường thể hiện qua cảm tính hoặc lý tính, đôi lúc có thể đo lường được, đôi lúc lại tiềm ẩn sâu bên trong mà phải qua nhiều phương pháp nghiên cứu, phân tích thị trường mới hiểu được.
Ví dụ: “trị hói đầu” là giải pháp họ đang cần lúc này, còn “cảm giác ngứa rát” lại là vấn đề đang gặp phải; Hoặc “dứt điểm hôi nách” là giải pháp, còn “cảm giác xấu hổ, tự ti nơi công sở” lại là vấn đề của khách hàng.
Làm cách nào để nhanh chóng tìm ra được “vấn đề tiềm ẩn” của khách hàng? Chỉ có một trong hai cách sau: Một là phải nghiên cứu thị trường, tiếp xúc trực tiếp khách hàng để thăm dò, thống kê. Hai là phải đọc nhiều bài viết của đối thủ. Tại ebook này tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tìm ra những bài viết hàng đầu của đối thủ để học hỏi, tìm ra vấn đề khách hàng.
04 TIÊU CHÍ ĐỂ TẠO NÊN MỘT TIÊU ĐỀ HIỆU QUẢ: TỪ NGỮ THU HÚT + GIẢI PHÁP KHÁCH HÀNG CẦN + VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG + NGÀNH HÀNG/ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
Gượng đã: Để ghép nối 4 yếu tố trên thành một tiêu đề mượt mà hơn, đừng quên kẹp vào giữa chúng các từ như:
– Mới
– Cần
– Bạn/của bạn
– Mọi người
– Hiện nay
– Giờ đây
– Không mất tiền
– Tiền
– Muốn có
– Nhanh chóng
– Miễn phí
– Dễ dàng
Ví dụ 1: Bí quyết xóa nám trắng da dành cho phụ nữ văn phòng
Như công thức trên thì:
– “Bí quyết” là từ ngữ thu hút
– “Xóa nám” là vấn đề của khách hàng
– “Trắng da” là giải pháp khách hàng cần
– “Phụ nữ văn phòng” là đối tượng khách hàng mục tiêu
Ví dụ 2: Làm sao trị dứt điểm cảm giác đau rát của bệnh trĩ
Như công thức trên thì:
– “Làm sao” là từ ngữ thu hút
– “Trị dứt điểm” là giải pháp khách hàng cần
– “Cảm giác đau rát” là vấn đề của khách hàng
– “Bệnh trĩ” là ngành hàng của sản phẩm
Ví dụ 3: Không thể trì hoãn để đánh bay hôi nách mỗi khi đến văn phòng
Như công thức trên thì:
– “Không thể trì hoãn” là từ ngữ thu hút
– “Đánh bay” là giải pháp khách hàng cần
– “Hôi nách” là vấn đề khách hàng đang gặp phải
– “Đến văn phòng” là đối tượng khách hàng mục tiêu của ngành hàng này
Hãy thực hành tạo tiêu đề cho sản phẩm của bạn áp dụng CÔNG THỨC 1 nhé
………………………………….
TỔNG KẾT LẠI KIẾN THỨC BƯỚC 3
04 công thức gốc làm nền tảng để phát minh ra các tiêu đề bạc tỉ: